Cổng thông tin điện tử huyện Hậu Lộc
Bài tuyên truyền phòng và điều trị dịch bệnh Tay- chân - miệng

Thực hiện công văn số 1571/CV-UBND ngày 15/6/2023 của UBND huyện Hậu Lộc, về việc tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh Tay - chân - miệng trên địa bàn huyện Hậu Lộc. UBND xã Đa Lộc xin gửi tới cán bộ và nhân dân cách phòng và điều trị dịch bệnh tay - chân - miệng.

BÀI TUYÊN TRUYỀN

PHÒNG  VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH CHÂN TAY MIỆNG

       Theo thông tin từ Bộ y tế đầu năm 2023 đến nay cả nước ghi nhận 8.995  trường hợp mắc chân tay miệng trong đó đã có 3 trường hợp tử vong. Số ca mắc chân – Tay – Miệng trong mấy tuần gần đây có xu hướng tăng nhanh đồng thời đã ghi nhân vi rút Enterovirut ( EV71) loại vi rút này có khả năng gây bệnh nặng ở một số trường hợp mắc bệnh .

       Tại Thanh hóa theo báo cáo của Trung Tâm kiểm soát bệnh tật từ đầu năm 2023 đến nay có 39 ca rải rác ở 16 Huyện ,Thị, Thành phố số ca mắc có xu hướng tăng nhanh trong mấy tuần gần đây.

         Căn cứ công văn số 1571/ UBND ngày 15 tháng 6 năm 2023 của Chủ tịch UBND Huyện Hậu Lộc về việc tăng cường phòng chống bệnh chân tay miệng trên địa bàn Huyện Hậu Lộc ,

       Nhằm chủ động phòng chống dịch bệnh hạn  chế tháp nhất số trường hợp mắc và tử vong Trạm y tế xã Phú Lộc xin gửi tới toàn thể nhân dân trong toàn xã một số điều cơ bản sau .

       Bệnh tay chân miệng là gì ?

       Bệnh Tay chân miệng là một bệnh nhiễm vi rút cấp tính, lây truyền qua đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn.

       Dấu hiệu nhận biết của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông.

dài 24 - 48 giờ. Bóng nước, các vết loét ở các vị trí tay, chân, miệng, gối , mông

       Bệnh Tay chân miệng có những triệu chứng gì?

       Bệnh thường bắt đầu với các biểu hiện như:

       - Sốt, chán ăn, mệt mỏi và thường xuyên bị đau họng.

       - Một hoặc 2 ngày sau khi khởi phát sốt, xuất hiện đau trong miệng, có đốm đỏ như phỏng rộp và sau đó trở thành vết loét. Vết loét thường nằm trên lưỡi, nướu răng (lợi) và niêm mạc má.

       - Phát ban trên da, không ngứa trong 1-2 ngày với những đốm màu đỏ khổng nổi hoặc nổi lên, có khi có rộp da. Ban thường nằm trong lòng bàn tay và lòng bàn chân; cũng có thể xuất hiện trên mông và /hoặc ở cơ quan sinh dục.

       - Người bị bệnh Tay chân miệng có thể không biểu hiện triệu chứng, hoặc có thể chỉ có phát ban hoặc chỉ loét miệng.

       - Trong một số ít trường hợp, bệnh có thể diễn biến nhanh với các triệu chứng về thần kinh, hô hấp và nhanh chóng dẫn đến tử vong.
       Các biện pháp phòng ngừa bao gồm:

       - Rửa tay thường xuyên với xà phòng trước khi chuẩn bị thức ăn và ăn uống, trước khi cho trẻ nhỏ ăn, sau khi sử dụng nhà vệ sinh và sau khi thay tã cho trẻ, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với các bọng nước;

       - Làm sạch môi trường bị ô nhiễm và các vật dụng bẩn (bao gồm cả đồ chơi) với xà phòng và nước, sau đó khử trùng bằng các chất tẩy rửa thông thường;

       - Tránh tiếp xúc gần (ôm, hôn, dùng chung đồ dùng…) với trẻ em bị bệnh Tay chân miệng cũng có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm bệnh;

       - Không cho trẻ sơ sinh và trẻ em bị bệnh đi mẫu giáo, nhà trẻ, trường học hoặc nơi đông người cho tới khi khỏe hẳn;

       - Theo dõi chặt chẽ tình trạng bệnh và chăm sóc y tế kịp thời nếu trẻ sốt cao, li bì, mất tỉnh táo;

       - Che miệng và mũi khi hắt hơi và ho;

       - Xử lý khăn giấy và tã lót đã dùng bằng cách bỏ vào thùng rác và thải bỏ rác đúng cách;

       - Luôn lau dọn nhà cửa, nhà trẻ, trường học sạch sẽ.

       - Làm sạch đồ chơi cho trẻ

        Với người chăm sóc trẻ trong phòng chống bệnh tay chân miệng?

       Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường vô cùng quan trọng.

       Cần vệ sinh cá nhân cho trẻ hàng ngày: rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước sạch, đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước và sau khi cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

      Trẻ bị bệnh tay chân miệng: Các loại quần áo, tã lót, khăn mặt sau khi giặt sạch bằng xà phòng cần chụng bằng nước sôi hoặc dung dịch cloraminB và không giặt chung với các loại quần áo của trẻ lành với trẻ bệnh.

        Các hộ gia đình, nhà trẻ, lớp mẫu giáo cần thường xuyên: Lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn, ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường. Cần rửa tay sạch cho trẻ bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

    Tuyệt đối không mớm cơm, thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc. Không cho trẻ mút tay, ngậm mút đồ chơi, không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử khuẩn.

    Chất thải của người bệnh tay chân miệng cần được xử lý tốt, tránh làm vương vãi ra môi trường xung quanh.

                                                                                                                                                        BAN VĂN HÓA XÃ

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ ĐA LỘC - HUYỆN HẬU LỘC

Chịu trách nhiệm: NGUYỄN HẢI NĂM - CHỦ TỊCH UBND XÃ ĐA LỘC.

Địa chỉ: Xã Đa Lộc, Huyện Hậu Lộc, Tỉnh Thanh Hóa

Số điện thoại: 0949136999

Website được thiết kế bởi Trung tâm Công nghệ thông tin và truyền thông Thanh Hóa