Cổng thông tin điện tử huyện Hậu Lộc
Lịch sử hình thành Đảng bộ xã Đa Lộc

Nội dung đang được cập nhật...

       Xã Đa Lộc (trước đây còn goi là làng Hanh Cát, Hanh cù) nằm về phía Đông Bắc của huyện Hậu Lộc, phía Nam và Phía tây giáp hai xã Ngư Lộc , Hưng Lộc, Phía Bắc giáp Sông Lèn và các xã Nga Bạch, Nga Thủy, Nga Thạch của huyện Nga Sơn. Phía Đông giáp biển và Đảo Nẹ, tổng diện tích tự nhiên 1.385,58 ha, dân số 8.244 khẩu/1987 hộ, nghề nghiệp chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, khai thác nuôi trồng thủy hải sản và các nghành nghề dịch vụ thương mại khác. Đa Lộc có một vị trí không chỉ thuận lợi về phát triển kinh tế mà còn có vị trí quan trọng trong thế trận chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc ở địa phương. Từ các thời phong kiến cho đến các cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, sông Lèn và cửa Lạch Sung đã được coi là một trong những cửa ngõ trọng yếu về giao thông đường thủy. Trong cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ ở miền Bắc, Đa Lộc nằm dưới đường bay của Không quân - Hải quân Mỹ từ biển bay vào đánh phá các mục tiêu trên đất liền . Là căn cứ hậu cần vững chắc chi viện sức người, sức của cho bộ đội Đảo Nẹ và Hải quân ta , cũng là nơi ta có thể bố trí lực lượng phòng không để bắn máy bay tầm thấp của địch khi chúng từ biển bay vào hoặc từ đất liền bay ra biển . Vì vậy nơi đây cũng là một mục tiêu mà không quân Mỹ thường xuyên đánh phá ác liệt.

       Tuy gian khổ , ác liệt, dù trong hoàn cảnh nào,cán bộ và nhân dân trong xã luôn đoàn kết một lòng, không quản ngại hy sinh, anh dũng kiên cường trong chiến đấu, cần cù sáng tạo trong lao động sản xuất, xây dựng quê hương đất nước đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc .

 

       II- Những thành tích nổi bật trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

       (Giai đoạn trước, trong cách mạng tháng tám 1945 – 1954 ).

       Ngày 12/3/1940 Huyện Ủy lâm thời Hậu Lộc thành lập, đánh dấu bước ngoặt có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với phong trào cách mạng của Hậu Lộc. Lần đầu tiên Hậu Lộc có một tổ chức Đảng lãnh đạo thống nhất từ huyện đến cơ sở, đưa phong trào cách mạng trong huyện hòa nhập với phong trào chung của cả tỉnh.

       Tháng 4 năm 1941 đồng chí Đinh Chương Phượng ( tức Cung ) được tăng cường về Đa Lộc liên lạc để xây dựng cơ sở cách mạng ở làng Hanh Cát, Hanh Cù và các thôn lân cận. Sau một thời thời gian tuyên truyền, giác ngộ và thử thách các đồng chí Vũ Hữu Sồ, Vũ Đức Hậu cùng các đồng chí Vũ Tài Lương, Vũ Xuân Nhơm, Vũ Ngọc Mỹ và một số đồng chí khác được đồng chí Đinh Chương Phượng và đồng chí Đinh Chương Lân giời thiệu vào tổ chức Việt Minh.

       Mùa hè năm 1942 đồng chí Hoàng Tiến Trình về làng Hanh Cát, Hanh Cù chỉ đạo xây dựng cơ sở cách mạng, đồng chí đã ở và làm việc tại nhà Mẹ Tơm (Nguyễn Thị Quyển ) trong sự bảo vệ, chăm sóc của mẹ và gia đình. Trong 02 năm 1942-1943 làng Hanh Cát, Hanh Cù đã phát triển hơn 20 hội viên cứu quốc do đồng chí Vũ Hữu Sồ phụ trách. Tháng 7/1942 đồng chí Tố Hữu vượt ngục về Thanh Hóa tìm bắt liên lạc hoạt động, đồng chí đã được đồng chí Đinh Chương Phượng đưa về nhà Mẹ Tơm để ăn ở hoạt động. Tháng 02 năm 1943 cơ quan Tỉnh Ủy Thanh Hóa từ Lộc Tiên, Y Bích (Hải lộc) chuyển về làng Hanh Cát ở và làm việc tại nhà Mẹ Tơm . Gian buồng tranh vách đất của mẹ trở thành nơi làm việc in ấn tài liệu, truyền đơn và báo chí cách mạng . Tại đây báo “ Đuổi giặc nước ” tiếp tục được in ấn , tờ báo “ người đuổi giặc” số đầu tiên được in tipô cũng được ra đời vào ngày 20/7/1943 và cũng từ đây báo chí cách mạng , truyền đơn, các tài liệu chỉ đạo phong trào cách mạng của Tỉnh uỷ đã qua đò Sung sang Nga Sơn , đò Cồn Đình sang Hoằng Hóa được anh em trong đơn vị tự vệ chuyển đi các nơi trong tỉnh. Mẹ Tơm không những ngày hai bữa chạy chợ lo cơm nước cho các đồng chí trong cơ quan Tỉnh ủy mà tích cực tham gia rải truyền đơn kêu gọi chống thuế, chống đi phu, đi lính. Những đêm Tỉnh uỷ họp Mẹ lại thức thâu đêm canh gác để các đồng chí họp được an toàn.

                                                          “...Chợ xa mẹ gánh bó rau xanh

                                                            Thêm bó truyền đơn gọi đấu tranh...”

                                                                                                               (Tố Hữu)

       Cuối năm 1943 đầu năm 1944 Tỉnh Ủy Thanh Hóa đã tổ chức cuộc họp tại nhà Mẹ Tơm có các đồng chí Tố Hữu, Lê Tất Đắc, Hoàng Tiến Trình, Lê Chủ, Nguyễn Hữu Phác, Trịnh Ngọc Điệt, Đinh Trương Lân, Ngô Đức, hội nghị đã triển khai và bàn biện pháp nhanh chóng tập hợp lực lượng phát triển cơ sở và tổ chức Mặt trận Việt Minh. Tại Hội nghị Tỉnh Ủy đã chỉ ra hướng công tác lớn đó là : phải xúc tiến gấp phát triển lực lượng tự vệ vũ trang và du kích, mở ra lớp tập huấn quân sự và tiến hành một số cuộc tuyên truyền vũ trang nhằm gây thanh thế cho Việt Minh, động viên cổ vũ phong trào quần chúng xây dựng lực lượng vũ trang chuẩn bị cho ngày khởi nghĩa.

       Sau Hội nghị Tỉnh Ủy mọi hoạt động trong tỉnh trở nên sôi động hơn, từ cơ sở in ấn tại nhà Mẹ Tơm các tài liệu truyền đơn, báo “ Đuổi giặc nước” được in ấn với số lượng ngày càng nhiều hơn . Hoạt động của tổ chức Việt Minh tại Hanh Cát , Hanh Cù phát triển mạnh hơn.

       Ngày 16/4/1944 bọn quan lại mật thám và binh lính đã đột nhập vào làng Hanh Cát, đồng chí Vũ Hữu Sồ, Vũ Đức Hậu con trai Mẹ Tơm và 08 cán bộ Việt Minh khác bi bắt. Mặc dù bị tra tấn dã man nhưng các đồng chí vẫn một lòng, một dạ kiên trung với cách mạng không phản bội, xưng khai. Cơ sở cách mạng làng Hanh Cát, Hanh Cù vẫn tiếp tục hoạt động. Trong bài báo “ Cá nước” in trên báo Nhân dân số ra ngày 02/9/1958 đồng chí Lê Tất Đắc đã viết “ Trong một thời gian dài hoạt động, cơ quan Tỉnh uỷ được bảo vệ an toàn , công tác bảo mật, phòng gian rất tốt. Mẹ Tơm cùng chồng lo việc cơm nước, giặt quần áo, canh gác cảnh giới nơi gần nhà, ngày ngày Mẹ đi chợ Mành và các thôn xóm để bán rau, đồng thời làm nhiệm vụ rải truyền đơn, phát báo... ”

       Ngày 19/8/1945 cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền của nhân dân ta đã thắng lợi trên phạm vi cả nước, nhân dân Đa Lộc mà nòng cốt là đội tự vệ chiến đấu gồm 66 đồng chí đã tham gia chiến đấu đánh chiếm huyện lỵ, bắt sống Tri huyện Lê Chí Hoan đập tan chế độ thực dân phong kiến giành chính quyền về tay nhân dân.

       Phát huy thắng lợi vẻ vang của Cách mạng Tháng Tám, cán bộ, đảng viên và nhân dân Đa Lộc ra sức xây dựng củng cố chính quyền dân chủ nhân dân, đẩy mạnh lao động sản xuất, cùng nhân dân cả nước chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi.

       Ngày 19/12/1946 cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ , ngày 20/12/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi kháng chiến với quyết tâm “ Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. thực hiện chỉ thị cuả Đảng “Toàn dân kháng chiến”. Cùng với nhân dân cả nước, nhân dân Đa Lộc đã phát huy truyền thống cách mạng tích cực tham gia kháng chiến , một mặt ra sức xây dựng , củng cố chính quyền và bảo vệ thành quả cách mạng, mặt khác đẩy mạnh tăng gia sản xuất, xây dựng lực lượng sẵn sàng chiến đấu, tổ chức đào giao thông hào từ giáp xã Ngư Lộc tới Lạch Sung với chiều dài hơm 3km, đào hầm cá nhân ở các bến đò và nơi đông người, phát động các gia đình đều phải đào hầm, tiến hành cắt đò khi cần thiết để chặn đánh địch, bố trí các vọng gác, lực lượng dân quân du kích ven biển sẵn sàng đánh địch khi chúng đổ bộ...

       Thực hiện chủ trương và các cuộc vận động của Chính phủ và chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổ đảng xã Đa Lộc đã vận động nhân dân ủng hộ tuần lễ vàng được: 16 chỉ vàng, tuÇn lÔ bạc: 365 vßng b¹c, tuần lễ đồng 121 kg, công phiếu kháng chiến 1.262 đồng, 3.500kg thóc, 265 quan tiền.

       Tinh thần yêu nước của nhân dân xã Đa Lộc còn được thể hiện sinh động qua việc động viên con em trong xã tham gia bộ đội , TNXP , dân công tiếp vận, tham gia bắc cầu cho bộ đội vượt sông ở bến đò thắm trong chiến dịch Trần Hưng Đạo. Tiếp nhận và bảo vệ hàng hóa từ vùng địch tạm chiếm chuyển vào, bảo vệ kho thóc của huyện Nga Sơn chuyển sang đảm bảo an toàn tuyệt đối.

       Kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954 ) nhân dân xã Đa Lộc đã đóng góp: bộ đội 88 người, thanh niên xung phong 56 người, tham gia 14 đợt dân công phục vụ kháng chiến với 403 người ( riêng dân công thượng lào là 140 người ) có 02 người là liệt sỹ, 01 thương binh, 12 tử sỹ.

       Những đóng góp của cán bộ , đảng viên và nhân dân xã Đa Lộc trong thời kỳ trước, trong Cách mạng Tháng Tám và trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng gia đình có công với nước: 08 gia đình, cán bộ lão thành cách mạng 13 người, cán bộ tiền khởi nghĩa 01 người. Xã Đa Lộc được tặng bằng có công với nước, gia đình Mẹ Tơm có công nuôi dấu, bảo vệ cách mạng được UBND tỉnh Thanh Hóa quyết định công nhận Di tích lịch sử Cách mạng. Những phần thưởng cao quý đó là sự ghi nhận của Đảng và nhà nước đối với sự hy sinh đóng góp xứng đáng của cán bộ , đảng viên nhân dân xã Đa Lộc cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, là niềm vinh dự, tự hào và cũng là trách nhiệm giữ gìn phát huy trong giai đoạn cách mạng mới của các thế hệ người dân Đa Lộc.

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ ĐA LỘC - HUYỆN HẬU LỘC

Chịu trách nhiệm: NGUYỄN HẢI NĂM - CHỦ TỊCH UBND XÃ ĐA LỘC.

Địa chỉ: Xã Đa Lộc, Huyện Hậu Lộc, Tỉnh Thanh Hóa

Số điện thoại: 0949136999

Website được thiết kế bởi Trung tâm Công nghệ thông tin và truyền thông Thanh Hóa